Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Hàng vạn nhân viên ngành dầu khí Việt Nam sẽ phải lo lắng khi thấy số liệu này

Hàng vạn nhân viên ngành dầu khí Việt Nam sẽ phải lo lắng khi thấy số liệu này
nhân viên ngành dầu khí Việt Nam sẽ phải lo lắng khi thấy số liệu này

Giảm lương, sa thải nhân viên là điều mà các công ty dầu khí buộc phải làm để đối phó với giá dầu ở mức thấp kỷ lục.

PV Drilling - doanh nghiệp trực tiếp cung cấp giàn khoan và các dịch vụ liên quan - đã cắt giảm 22% chi phí nhân công trong năm 2015, xuống còn gần 3.000 tỷ đồng.
Tại công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí, chi phí nhân công giảm còn bằng một nửa so với năm 2014, xuống mức 82 tỷ đồng.
Tương tự, Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PTSC có mức giảm nhẹ, khoảng 10 tỷ đồng, sau khi chi phí nhân công của công ty này tăng đến 34% trong năm 2014.
PTSC hoạt động trải dài trên nhiều lĩnh vực, gồm cả chế tạo cơ khí, dịch vụ cảng biển... nên mức độ tác động của cắt giảm chi phí nhân viên nhiều khả năng sẽ không lớn như PV Drilling.
Riêng 2 công ty PVGas và công ty Vận tải Dầu khí – PVTrans đi ngược xu hướng khi tăng chi phí trong năm 2015, với mức tăng 13% và 6%.
Nhìn chung tổng chi phí nhân công của 5 công ty dầu khí lớn đang niêm yết trên sàn giảm 10% trong năm 2015, do tác động của PV Drilling.
Một nhân viên giàn khoan của PVDrilling cho biết từ mức thu nhập 20 – 30 triệu đồng/ tháng, trong năm qua mức lương của anh bị giảm 25% thu nhập cơ bản.Khoản phụ cấp đi giàn vốn chiếm quá nửa thu nhập cũng giảm đáng kể do tình trạng các giàn khoan không có khách thuê.
Mặc dù vậy, anh vẫn còn may mắn hơn nhiều đồng nghiệp khác chưa phải đối mặt với áp lực bị sa thải. Điều này đã diễn ra ở một số nhà thầu nước ngoài.
Như tại Vietsovpetro, sau khi cắt giảm 400 chức danh trong năm 2015, liên doanh này cho biết sẽ cắt giảm 2.000 nhân viên trong vòng 5 năm tới. Hiện số lao động làm việc tại liên doanh là 7.200 người.
Nếu áp tỷ lệ này vào toàn ngành, hàng chục nghìn lao động sẽ có nguy cơ mất việc trong các năm tới. Ước tính của Petrovietnam đến cuối năm 2014, có khoảng 55.000 lao động đang làm việc trong tập đoàn này.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp dầu khí đang cắt giảm tối đa chi phí để ứng phó với giá dầu thấp thì chi phí nhân viên chắc chắn sẽ là đối tượng cắt giảm hàng đầu. Nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp như hiện nay, viễn cảnh sa thải nhân công hàng loạt trong ngành dầu khí hoàn toàn có thể xay ra.
Trước đó, việc giá dầu giảm đã tác động ngay đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 2016, Bộ Tài Chính chỉ dự toán thu 54 nghìn tỷ từ dầu thô, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Dầu thô giờ chỉ là nguồn thu thứ yếu của ngân sách, chiếm 5,4%, thấp hơn nhiều khoản thuế khác.
Tiếp đến, giá dầu thấp đã ăn mòn lợi nhuận của hàng loạt doanh nghiệp trong ngành dầu khí. Điển hình là PVGas, khi lợi nhuận của công ty này giảm đến 38%.
PVDrilling dù đã giảm mạnh chi phí nhân công vẫn chấp nhận lợi nhuận thấp hơn 34% so với năm 2014. Các con số này tại PTSC là 26% và công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí là 43%.
Mặc dù vậy, người lao động vẫn chưa phải là đối tượng cuối cùng bị tác động của việc giá dầu lao dốc trong hơn 1 năm qua.
Các ngân hàng, với những khoản cho công ty trong ngành dầu khí vay hàng trăm, nghìn tỷ có thể sẽ là đối tượng tiếp theo. Lý do là các khoản vay (trái phiếu hay tín dụng) này đều được xây dựng phương án trả nợ trên cơ sở giá dầu hàng trăm USD/ thùng, cao hơn rất nhiều so với hiện nay
Theo An Huy
Trí thức trẻ

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Chê môi trường kinh doanh ở Việt Nam, nhưng 60% DN Nhật Bản vẫn muốn mở rộng đầu tư



Mặc dù đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi do tăng tính rủi ro nhưng có đến 60% doanh nghiệp có xu hướng mở rộng hoạt động trong tương lai.
    Chê môi trường kinh doanh ở Việt Nam, nhưng 60% DN Nhật Bản vẫn muốn mở rộng đầu tư
    60% DN Nhật vẫn đầu tư vào Việt Nam

Trong báo cáo thực trạng hoạt động doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam công bố sáng 23/2 của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy, trong 5 hạng mục hàng đầu về “rủi ro trong môi trường đầu tư” của toàn khu vực thì Việt Nam đã tăng 4 điểm so với năm ngoái.
Điều này cho thấy môi trường đầu tư đang xấu đi.
Trên 60% doanh nghiệp được khảo sát chỉ ra vấn đề rủi ro về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch khiến Việt Nam rơi vào vị trí thứ 3 về độ rủi ro trong 15 quốc gia.
Bên cạnh đó, hơn một nửa số doanh nghiệp nhận định vấn đề rủi ro là chi phí nhân công tăng cao, thủ tục hành chính phức tạp, chính sách, thủ tục thuế phức tạp.
Về hoạt động kinh doanh, Việt Nam vẫn thuộc tỷ lệ cao khi có 80% doanh nghiệp đưa ra vấn đề về “lương cho nhân viên sở tại tăng”, và 65% doanh nghiệp cho biết gặp “khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại”.
"Các DN Nhật Bản đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi, hầu như chưa có cải thiện nào cả. Dù chúng tôi biết Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư song trên thực tế, các DN Nhật Bản chưa cảm nhận được điều này", ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội, phát biểu tại buổi họp báo.
Mặc dù liên tiếp đưa ra những khó khăn gặp phải tại môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam song báo cáo này lại chỉ ra rằng, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn ở Việt Nam có lãi là 58,8%, chiếm trên một nửa số doanh nghiệp.
Trong khi đó, số doanh nghiệp báo lỗ chiếm 26,2%.
Thậm chí, có đến 63,9% DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm 2016 và tiếp tục coi đây là địa điểm đầu tư quan trọng. Khoảng 85% doanh nghiệp cho rằng lý do chính để mở rộng kinh doanh.
Tại sao trong khi môi trường đầu tư xấu đi, làm ăn không có lãi nhưng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vẫn muốn mở rộng đầu tư, tiếp tục đầu tư ở Việt Nam?
Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, ông Atsusuke Kawada cho biết: Các DN Nhật đang kỳ vọng vào việc hội nhập kinh tế của Việt Nam với việc Việt Nam chuẩn bị kỹ khi tham gia các hiệp định thương mại tự do.
Trong đó, DN Nhật kỳ vọng lớn nhất qua việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời là đơn giản hóa các thủ tục hải quan, dỡ bỏ thuế nhập khẩu, chính sách thuế , thống nhât trong việc vận dụng, giải thích quy tắc nguồn gốc xuất xứ .
Kỳ vọng đối với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về thuận lợi hóa trong thương mại và thuế qua, tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc nguồn gốc xuất xứ.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 6 năm 2015, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 vào Việt Nam với 2.661 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 37,7 tỷ USD, chỉ sau Hàn Quốc.
Tuy nhiên hiện nay, đầu tư của các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản tại Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, xu hướng tập trung nhiều vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Riêng 6 tháng đầu năm 2015, Nhật Bản chỉ xếp thứ 5/48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam với gần 496,4 triệu USD, chỉ chiếm 9% tổng số vốn FDIvà bằng 61,6% tổng số vốn FDI cùng kỳ năm trước.
Tô Mạn
Theo Trí Thức Trẻ