Sáng 5-12, tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam với sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giám đốc quốc gia WB đặt câu hỏi: Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra cho chương trình phát triển 5 năm tới khi các nguồn vốn ưu đãi thu hẹp dần.
Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2015 với chủ đề "Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững" khai mạc sáng nay 5-12 tại Hà Nội, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã nêu câu hỏi: Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới.
Cũng tại bài phát biểu của mình, Giám đốc quốc gia WB Việt Nam Victoria Kwakwa nhấn mạnh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích trong 5 năm qua, đồng thời nêu lên một số vấn đề lớn mà theo WB, Việt Nam cần ưu tiên trong 5 năm tới.
Đó là thách thức về năng suất lao động, khi xu thế mức tăng năng suất lao động giảm dần là vấn đề đáng quan ngại. Mức tăng năng suất lao động Việt Nam chưa đến 4% và đang có xu thế giảm, trong khi mức tăng năng suất lao động tại Trung Quốc là trên 7%, tại Hàn Quốc là trên 5% vào thời điểm các nước đó ở cùng trình độ phát triển như Việt Nam hiện nay. "Tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay sẽ không đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững đủ mức để từ đó Việt Nam có thể đi theo quỹ đạo như Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc)" - Giám đốc quốc gia WB Việt Nam cảnh báo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự diễn đàn. Bà Victoria Kwakwa ngồi bên phải Thủ tướng
Giám đốc WB Việt Nam phân tích hiện nay, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Trong khi đó, tỉ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP đã thể hiện xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%.
Bà Victoria Kwakwa tai cuộc họp báo công bố báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của WB trước thềm VDPF ngày 2-12
Theo bà Kwakwa, tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ. Ngoài ra, nguồn vốn ODA cũng phải được sử dụng hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn tư nhân.Cũng tại bài phát biểu của mình, Giám đốc quốc gia WB Việt Nam Victoria Kwakwa nhấn mạnh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích trong 5 năm qua, đồng thời nêu lên một số vấn đề lớn mà theo WB, Việt Nam cần ưu tiên trong 5 năm tới.
Đó là thách thức về năng suất lao động, khi xu thế mức tăng năng suất lao động giảm dần là vấn đề đáng quan ngại. Mức tăng năng suất lao động Việt Nam chưa đến 4% và đang có xu thế giảm, trong khi mức tăng năng suất lao động tại Trung Quốc là trên 7%, tại Hàn Quốc là trên 5% vào thời điểm các nước đó ở cùng trình độ phát triển như Việt Nam hiện nay. "Tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay sẽ không đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững đủ mức để từ đó Việt Nam có thể đi theo quỹ đạo như Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc)" - Giám đốc quốc gia WB Việt Nam cảnh báo.
VDPF là hội nghị cấp cao nhất để đối thoại giữa chính phủ Việt Nam với các đối tác phát triển
Các điểm lưu ý khác là về môi trường, tình trạng nghèo và phúc lợi xã hội, năng lực giải trình của Chính phủ. Nền kinh tế và xã hội Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp trong những năm tới, vì vậy đòi hỏi nhà nước phải có năng lực và trách nhiệm giải trình cao hơn thì mới quản lý được. Theo Giám đốc WB Việt Nam, vấn đề mấu chốt ở đây là phải có một bộ máy hành chính công chuyên nghiệp. Quá trình cải cách hành chính công kéo dài của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thấy kết quả rõ nét. Có lẽ cần xem xét vấn đề lại và xốc lại quyết tâm mới có thể thành công được. "Cho phép người dân phản hồi thường xuyên và thực chất trong quá trình hoạch định và theo dõi thực hiện chính sách sẽ giúp tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ" - bà Kwakwa nhấn mạnh.VDPF 2015 diễn ra trên nền hai sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới: mục tiêu phát triển bền vững trong khuôn khổ Chương trình nghị sự cho 15 năm sắp tới và làn sóng hội nhập thương mại chưa từng có đối với Việt Nam, được đánh dấu bởi một số hiệp định thương mại song phương và 3 hiệp định thương mại đa phương gồm: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tại hội nghị cấp cao nhất để đối thoại giữa chính phủ Việt Nam với các đối tác phát triển này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam với đại diện cao cấp của nhiều bộ ngành và cơ quan chính phủ đối thoại với các đối tác phát triển quốc tế dẫn đầu bởi các vị đại sứ, trưởng các cơ quan phát triển; khối tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế, các viện nghiên cứu trong nước và các tác nhân phát triển khác. |
Theo Dương Ngọc (Người lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét