Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO là công nghệ mới hay cũ, có tiên tiến hay không ?
Xử lý nước thải bệnh viện theo công nghệ AAO truyền thống mới nhưng cũ tại bệnh Viện Chợ Rẫy ! hay dân gian thường có câu “cũ người mới ta” để nói lên thực trạng các công nghệ xử lý nước thải tại Việt Nam.
Hiện nay có rất nhiều bài báo viết về công nghệ AAO trong xử lý nước thải bệnh viện, cho rằng đây là công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trên thế giới được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam điển hình là các bài báo trên trang Bộ xây dựng, Cục quản lý tài nguyên nước và các công ty môi trường thường hay “ăn theo” công nghệ này và quản cáo rằng nó là công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm chi phí vận hành,….
Các dịch vụ liên quan xử lý nước thải
- Xử lý nước thải y tế
- Xử lý nước thải sinh hoạt
- Xử lý nước cấp
AAO trong xử lý nước thải, thực tế đây là công nghệ có từ những năm 70-80 của thế kỷ trước và là công nghệ lâu đời nhất hiện nay. Công nghệ này đã được áp dụng vào xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải khác,… tại Việt Nam vào những năm 90. Và công nghệ AAO cũng được các công ty môi trường tại Việt Nam áp dụng khá nhiều. Ví dụ như các công trình xử lý nước thải AAO áp dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt từ những năm 90 như : Tòa nhà Sunwa, khách sạn Newword, bệnh viện mắt thành Phố Hồ Chí Minh, …
Để hiểu rõ hơn về công nghệ AAO trong xử lý nước thải bệnh viện là cũ hay mới thì cần hiểu AAO là gì, AAO viết tắt A-Anaerobic (yếm khí, kỵ khí), A – Anoxic ( thiếu khí, ít khí), O – Oxy ( hiếu khí, nhiều oxy) là ba giai đoạn chính của một công nghệ xử lý nước thải bằng vi sinh vi sinh, hình mô tả sau sẽ giới thiệu sơ về công xử lý nước thải bệnh viện bằng AAO
Như sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng AAO thấy rằng cụm xử lý chính gồm ba giai đoạn
Giai đoạn 1: A-Anaerobic (yếm khí, kỵ khí): nước thải bệnh viện sau khi qua các công trình phụ trợ như thu gom, song chắn rác, bể điều hòa lưu lượng sẽ được bơm vào bể A-Anaerobic, trong bể này có chứa sẵn lượng vi sinh kỵ khí (nghĩa là vi sinh trong môi trường không có oxy, vi sinh này có màu đen sẫm) nước thải được hòa trộn với loại vi sinh kỵ khí để bắt đầu quá trình xử lý. Vi sinh kỵ khí là loại vi sinh có khả năng xử lý mạnh chúng sinh sống và xử lý chất ô nhiễm trng môi trường không có oxy, hiểu một cách nôn na là “chất thải của mình là thức ăn của chúng” chúng sử dụng chất ô nhiễm (đại diện là BOD, COD, …) làm thức ăn sinh sôi nảy nở và phát triển thành sinh khối trong thời gian chu kỳ lưu trong bể này khoảng 36h. Sau khi qua bể A-Anaerobic thì chất ô nhiễm như BOD, COD giảm khoảng 70%.
Giai đoạn 2: A-Anoxic là bể hay giai đoạn sau của bể A-Anaerobic, trong bể này cũng chứa sẵn vi sinh thiếu khí hay vi sinh sống trong môi trường ít khí, loại vi sinh này có màu đen nhẹ ( lai giũa màu đen và nâu), sự sinh sống và hoạt động của vi sinh này cũng tương tự như loại vi sinh kỵ khí, chúng cũng sử dụng chất ô nhiễm làm thức ăn, nhưng chất ô nhiễm ở đây là Amoni, Nito, Phospho và một phần BOD, COD. Sau thời gian lưu nước trong Anoxic từ 6-8h hàm lượng các chất ô nhiễm giảm xuống còn 30%. Hỗn hợp nước thải và vi sinh ít khí này tiếp tục chảy qua giai đoạn 3 để xử lý triệt để các chất ô nhiễm còn lại
Giai đoạn 3: O-Oxy đây là giai đoạn xử lý cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, trong bể này, oxy được cung cấp nhiều vào bể bằng máy thổi khí và đĩa phân phối khí Jaeger đặt dưới đáy bể. Vi sinh hiếu khí này có màu nâu (màu café sữa) và sử dụng oxy để chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành sinh khối, sinh khối càng nhiều thì chất ô nhiễm trong nước thải càng bị xử lý nhiều nước càng sạch. Sau thời gian lưu nước tại bể này là 9-12h, hỗn hợp nước và vi sinh tiếp tục chảy sang bể lắng để tiếp tục các chu trình khác.
Đây là 03 chu trình cơ bản trong xử lý nước thải bệnh viện mà bất kỳ loại nước thải nào áp dụng cơ chế vi sinh để xử lý nước thải đều phải có. Tùy vào loại nước thải mà có thể có hoặc không có bể A-anaerobic hoặc A-anoxic nhưng bể O-oxy (hay còn gọi là bể Aerotank) là bắt buộc phải có.
Do đó chúng tôi, khẳng định một lần nữa là công nghệ AAO trong xử lý nước thải bệnh viện là công nghệ cơ bản và cũ “rít” của ngành xử lý nước thải chứ không như các bài báo đã đưa tin sai cho người đọc. Những ai là chuyên ngành xử lý nước thải sẽ biết rằng công nghệ AAO là công nghệ cũ và cơ bản.
Nói về bệnh viện chợ rẫy xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO với công suất 4.000 m3/ngày với giá trị đầu tư 90 tỷ đồng do tập đoàn có tiền thân thuộc Bộ quốc phòng thi công, đây là một con số khủng khiếp đối với ngành xử lý nước thải. Với giá trên thị trường hiện nay giá mặt bằng xây dựng hệ thống khoảng 10.000.000 – 15.000.000 đ/m3. Với đơn giá 90 tỷ xây hệ thống xử lý nước thải bệnh viện 4.000 m3 thì giá trung bình khoảng 22.500.000 đ/m3 nước thải. Các công trình này đều có mức giá chênh lệch cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, và qua đó cho thấy số tiền đầu tư có đúng với chất lượng và công nghệ không ? liệu hệ thống 4.000 m3 đó có tuổi thọ được bao lâu ! ai sẽ là người đứng ra quản lý giám sát hệ thống này ! tuy nhiên câu trả lời vẫn còn là một ẩn số !
Các biến thể của công nghệ AAO, các công nghệ này áp dụng khá hiệu quả vào lĩnh vực xử lý nước thải bệnh viện, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải dệt may,… Các công nghệ này cơ bản khắc phục được các nhược điểm của AAO cũ rít
STT | A-anaerobic | A-anoxic | O-Oxy | Lắng II | Tên công nghệ |
1 | Có bể A-anaerobic | Có bể A-Anoxic | Có bể O-Oxy | Có bể Lắng | AAO |
2 | Có hoặc không bể A-anaerobic | Có bể A-Anoxic | Có bể O-Oxy nhưng trong bể này lắp thêm giá thể giá thể cố định hoặc lơ lững | Có bể Lắng | Công nghệ vi sinh dính bám hay MBBR |
3 | Có hoặc không bể A-anaerobic | Có bể A-Anoxic | Có bể O-Oxy lắp thêm màng lọc sinh học MBR | Không có bể lắng | Công nghệ màng MBR |
4 | không có bể A-anaerobic | Không có bể A-Anoxic | Có bể O-Oxy, nhưng bể này được xây to gấp 2 lần và có 02 bể, lắp thêm Decantor thu nước bề mặt | Không có bể lắng | Công nghệ SBR, hay FBR |
Bảng 1:Các biến thể công nghệ xử lý nước thải AAO
- Theo công nghệ 2 thì khắc phục nhược điểm của AAO là tiết kiệm diện tích và tăng hiệu quả xử lý áp dụng được cho nhiều loại nước thải khác nhau, trong đó nước thải bệnh viện chỉ là lĩnh vực nhỏ
- Công nghệ số 3 khắc phục nhược điểm về diện tích, và chi phí vận hành của AAO, áp dụng cho mọi loại nước thải bệnh viện cả sinh hoạt
- Công nghệ số 4 khắc phục nhược điểm hiệu quả xử lý của AAO, áp dụng cho mọi loại nước thải bệnh viện cả sinh hoạt
Nhu vậy trên là 03 biến thể của AAO, các biến thể này cũng không phải là công nghệ mới nhưng mới hơn AAO và khắc phục hầu hết các nhược điểm của AAO, nói như vậy AAO không tốt nhưng tùy trường hợp và loại nước thải mà áp dụng bởi vì nó là công nghệ truyền thống và cơ bản nên được áp dụng nhiều trong đời sống hiện nay.
Tóm lại, có thể nói AAO là công nghệ truyền thống và cơ bản chứ không phải là công nghệ mới hay tiên tiến như các bài viết trước đó đã đưa tin, và việc áp dụng công nghệ này vào lĩnh vực xử lý nước thải bệnh viện cũng đã có từ lâu tại Việt Nam !
Một số biến thể của công nghệ trên đã được áp dụng thành công cho các công ty tập đoàn lớn tại Việt Nam như:
- Công ty TNHH Bò sữa Việt Nam Vinamilk: Áp dụng công nghệ màng lọc sinh học MBR vào lĩnh vực xử lý nước thải trạm trung chuyển sữa tại Lâm Đồng
- Công ty TP Nhựa Bình Minh: Áp dụng công nghệ Màng lọc sinh học MBR tại tổng công ty , lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt tại 240 Hậu Giang, P9, Quận 6, Tp,HCM.
- Tập đoàn dệt may Hàn Quốc, LS Vina, Lee Vina, SS Vina, áp dụng công nghệ Vi sinh dính bám MBBR vào lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải dệt may, với tổng quy mô công nhân hơn 5.000 người
- Công ty TNHH Phẩu thuật thẩm mỹ Halen Vũ: Áp dụng Công nghệ Màng lọc sinh học MBR vào lĩnh vực xử lý nước thải y tế
- Doanh Nghiệp tư nhân Thuận Phùng Hưng: Áp dụng công nghệ MBR trong lĩnh vực xử lý nước thải nhà hàng khách sạn
- Chuỗi nhà hàng Dình Ký: Áp dụng công nghệ vi sinh dính bám MBBR vào lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải nhà hàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét