Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Phiếu An Toàn Hóa Chất Chlorine (Clo lỏng)

Phiếu An Toàn Hóa Chất

Description: LOGO VT
Chlorine (Clo lỏng)

Số CAS:7782-50-5
Số UN:1017
Số đăng ký EC: 231-959-5
Số chỉ thị nguy hiểm của các tổ chức xếp loại: HMIS (USA)
-       Nguy hiểm đến sức khỏe: 4
-       Nguy hiểm về cháy: 0
-       Độ hoạt động: 0
-       Biện pháp bảo vệ cá nhân: G
Số đăng ký danh mục Quốc gia khác (nếu có):
  

PHẦN I: Thông tin sản phẩm và doanh nghiệp

- Tên thường gọi của chất: Clo lỏng
Mã sản phẩm:
- Tên thương mại: Chlorine.
- Tên nhà cung cấp hoặc nhập khẩu, địa chỉ:
Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp:
Công ty CP Hoá chất Việt trì, phố Sông thao, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú thọ
Tel 0210.3911696 – Fax: 0210.3911512
- Tên nhà sản xuất và địa chỉ: Công ty CP Hoá chất Việt trì
Phố Sông thao, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú thọ
Tel 0210.3911696 – Fax: 0210.3911512
- Mục đích sử dụng: Sản phẩm của Công ty

PHẦN II: Thông tin về thành phần nguy hiểm

Tên thành phần nguy hiểm

Số CAS

Công thức hóa học
Hàm lượng (% theo trọng lượng)
Chlorine
7782-50-5
Cl2
99,9

PHẦN III: Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất

1. Mức xếp loại nguy hiểm: Theo GHS
1.1. Nguy hiểm vật lý:
- Nguy hiểm khi hít phải: gây ngạt thở, rát cổ, ho
- Lưu ý khi tiếp xúc, bảo quản, sử dụng : Thiết bị chứa bằng thép được kiểm định theo quy định, chống đổ, va đập, đường ống phải kín, không dò rỉ,  khi tiếp xúc phải có mặt nạ phòng độc.
3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng
- Đường mắt: gây nóng, cay, chảy nước mắt. 
- Đường thở: tức ngực khó thở, ngứa, ho rát cổ, gây sốc có thể dẫn tới tử vong
- Đường da: ngứa da, rát đỏ.
- Đường tiêu hóa: Không phù hợp
Lớp nguy hiếm
Phân loại
Ký hiệu
Từ báo hiệu
Công bố nguy hiểm
Phân loại
Các chất khí
oxy hóa
Category 1
Nguy hiểm
Có thể gây ra hoặc tăng cường cháy;
Chất oxy hóa
Lớp 1 và khí oxy hóa (ISO10156-2)
Các chất khí dưới áp suất
Khí hóa lỏng dưới áp suất thấp
Cảnh báo
Chứa khí chịu áp lực
có thể phát nổ nếu bị gia nhiệt
Khí hóa lỏng áp suất thấp vì nhiệt độ tới hạn: 143,8 đến 1440C
Chất ăn mòn kim loại
Không thích hợp
-
-
-
Phương pháp thử áp dụng với các chất khí là không có sẵn
1.2. Nguy hiểm đối với sức khỏe

Lớp nguy hiếm
Phân loại
Ký hiệu
Từ báo hiệu
Công bố nguy hiểm
Phân loại
Độc cấp tính khi hít phải khí
Category 2
Đầu lâu xương chéo
Nguy hiểm
Gây chết người khi hít phải
Được phân vào nhóm 2, dựa trên dữ liệu LC50=146ppm  với sinh vật thử là con chuật là (EHC 21 (1982), AGGIH (2005)
Sự ăn mòn da kích ứng
Category
1A-1C
Nguy hiểm
Gây bỏng da nghiêm trọng và hỏng mắt
Được phân vào nhóm 1A-1C dựa trên các mô tả về sự bỏng nhẹ khuôn mặt do tiếp xúc với khí Clo (EHC 21(1982)) và sự ăn mòn da (HSDB(2005)). Ngoài ra có mô tả là tê cóng và ăn mòn da, bỏng  da và đau đớn. Sự tiếp xúc với Clo hóa lỏng cần được chăm sóc đặc biệt.
Thiệt hại mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt
Category 1
Nguy hiểm
Gây bỏng mắt  nghiêm trọng
Mặc dù cấp độ nhẹ, sự kích ứng được công nhận trong con mắt của Khỉ (Patty 5th, 2001)) và từ nhẹ đến kích ứng nặng trên con người phụ thuộc vào nồng độ, nhưng tất cả được phục hồi để một thời gian ngắn (EHC 21 (1982)), và kích thích có thể thừa nhận trong con mắt người, và một trở ngại quan trọng hoặc vĩnh viễn có thể đươch thực hiện (HSDB (2005)).  CÁc trường hợp là nguy cơ cao đã được thực hiện giữa các thông tin này, và nó đã thiết lập như là lớp 1. Ngoài ra sản phẩm này được phân loại Xi: R36/R37/R38 EU.
Dị ứng hô hấp/dị ứng da
Dị ứng hô hấp: Phân loại không thể; Dị ứng da: phân loại không thể.
Dị ứng (hô hấp) – (dị ứng da)
Dị ứng (hô hấp) – (dị ứng da)
Dị ứng hô hấp: Dữ liệu là không đủ, nó không thể phân loại.
Dị ứng da: Không có dữ liệu
Các cơ quan cụ thể/độc tính hệ thống sau khi tiếp xúc duy nhất
Category 1
(Hệ hô hấp, hệ thần kinh)
Nguy hiểm
Gây hại đến các cơ quan (Đường hô hấp hệ thần kinh.
Trong Chuật, Thỏ và Chó, liều tương đương với lượng tiếp xúc với các giá trị hướng dẫn của nhóm 1, rối loạn hô hấp, như phù phổi, xuất huyết phổi, giảm chức năng phổi, viêm phế quản. Các rối loạn tương tự cũng được quan sát thấy trong Chuật không có liều lượng mô tả (EHC 21 (1982)). Hơn nữa, Chuật Mèo, Thỏ và Chuật bạch, có mô tả tình trạng viêm tế bào của đường hô hấp, nghẹt thở giảm thở xuất và kích thích đường hô hấp trên (EHC 21 (1982)) ACGIH 2005), Patty (5tha, 2001)) Cũng trong con người, rối loạn hoặc khó chịu cho hệ hô hấp,
chẳng hạn như viêm phổi, phù phổi, viêm phế quản, loét khí quản, giảmchức năng phổi, hen suyễn và các triệu chứng hen suyễn (RADS), kích thích cổ họng hoặc mũi, ho và khó  thở được mô tả (EHC 21 (1982), ACGIH (2005), Patty (5th,2001)).

Các cơ
quan cụ thể
/ độc tính
hệ thống
sau khi tiếp
xúc lặp đi
lặp lại
Category 1
quan thận, cơ
quan khứu giác,
 loại 2 (răng)
Nguy hiểm/cảnh báo
Gây thiệt hại đến các cơ
Quan cơ quan, thận, cơ quan
khứu giác
thông qua tiếp xúc kéo dài hoặc lặp đi lặp lại,có thể gây ra thiệt hại cho
các cơ quan
(răng)
loại vào nhóm 1 (thận) dựa trên báo cáo (Patty (5th, 2001)) rằng những thay đổi sinh hóa mà chỉ ra hiệu ứng về chức năng thận đã được nhìn thấy với liều lượng của phạm vi giá trị hướng dẫn của Category 1 trong các thí nghiệm chuột hít phải. Nó được xếp vào Category 1 (olfactus cơ quan) và Danh mục 2 (răng),dựa trên  mô  tả trong EHC 21(1982)  và  Patty  (5th,  2001)
dysosmia đã gây ra ở người, và mô tả trong HSDFS (1998) và SITTIG (4th, 2002) rằng sự rối loạn được thực hiện để răng. Ngoài ra, mặc dù có một công bố (IRIS (2002)) rằng liều lượng của phạm vi giá trị hướng dẫn của nhóm 2 cho thấy 10% -20% cân bằng đường uống cho chuột và chuột so với kiểm soát, nó được coi là thứ cấp ảnh hưởng dưới tác động trên một hệ thống hô hấp, bộ phận cơ thể hoặc thận.
1.3. Nguy hiểm đối với môi trường
Lớp nguy hiếm
Phân loại
Ký hiệu
Từ báo hiệu
Công bố nguy hiểm
Phân loại
Nguy hại đến
môi trường
nước (cấp
tính)
Category 1

Chú ý
Rất độc cho đời sống thuỷ
sinh
Nó được phân loại vào Category 1, 96 giờ LC50 = 14µg / L của các loài cá (cá hồi bảy màu (IUCLID, 2000).
Nguy hại đến
môi trường
thủy sản
(mãn tính)
Category 1

Chú ý
Rất độc cho đời sống thuỷ
sinh với các hiệu ứng lâu dài
Phân loại vào Category 1, vì độc tính cấp tính là loại 1, và hành vi trong nước và tích lũy vi sinh tiềm năng chưa được biết..
Theo UN:
T, N (Khí độc, nguy hiểm với môi trường)
R23-50 : khí độc hít vào - độc đối với sinh vật dưới nước

R36/37/38 : kích thích hệ hô hấp, mắt, da. S: 1/2 : Khóa kỹ và không cho trẻ em với tới
S 9 : giữ bình chứa ở nơi thông gió tốt

S 45 : nếu ngộ độc khí clo hoặc nan nhân cảm thấy khó chịu thì đưa ngay tới bệnh viện (mang theo nhãn hoá chất nếu có)
S 61 : Tránh thải ra môi trường

2.     Cảnh báo nguy hiểm

-    Kích thích hệ hô hấp, mắt, da.

-    Đặt tính nguy hiểm của khí Clo là chỉ cần 1 liều lượng rất nhỏ khoảng 40-60 ppm trong không khí là có thể gây chết người.
  1. Các đường tiếp xúc và triệu chứng
-    Hô hấp: Thở gấp. Ho liên tục. Đau đầu. Buồn nôn. Hoa mắt. Hơi thở nặng nhọc

-    Mắt: gây đau rát mạnh, không nhìn rõ.

-    Da: khi tiếp xúc với chất lỏng bị tê cóng, ăn mòn, bỏng da.

PHẦN IV: Biện pháp sơ cứu về y tế

1.  Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt (bị văng, dây vào mắt) :

-     Ngay lập tức rửa thật kỹ mắt với nước trong 15 phút.

-     Giử cho mắt mở khi rửa.

2.  Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da) :

-     Lập tức thay y phục và tắm rữa ngay sau khi tiếp xúc với môi trường có khí Clo.

-     Không nên thử trung hòa Clo bằng hóa chất.
PHẦN V: Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn
1.  Xếp loại về tính cháy : Khí Clo không cháy, nổ

2.  Sản phẩm tạo ra khi bị cháy : Không phù hợp

3.  Các tác nhân gây cháy, nổ : Không phù hợp.

4.   Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, các biện pháp chữa cháy kết hợp khác : Không phù hợp
5.  Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy: Không phù hợp

6.   Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ (nếu có) : Khi xung quanh có cháy làm lạnh các bình chứa Clo bằng nước nhưng tránh để cho hóa chất tiếp xúc với nước.

PHẦN VI: Biện pháp xử lý khi gặp sự cố tràn đổ, dò rỉ

1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ: Vận hành hệ thống xử lý sự cố nếu có, dùng mặt nạ phòng độc xuôi theo chiều gió tiếp cận chỗ dò rỉ và tìm mọi biện pháp bịt kín chỗ hở, dò rỉ, sau đó vận chuyển đến cơ sở chiết nạp để xử lý hoặc chờ sự hỗ trợ, cấm mọi người đến gần khu vực có dò rỉ hóa chất.

2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng: Nhanh chóng vận hành hệ thống xử lý sự cố, báo người quản lý, cơ sở chiết nạp, cơ quan quản lý môi trường biết, sơ tán dân, tìm mọi biện pháp quây vùng khống chế không cho khí độc phát tán, dùng dung dịch sữa vôi hoặc các chất kiềm phun vào thiết bị, khu vực có khí độc đang phát tán.  

PHẦN VII: Sử dụng và bảo quản

1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm: phải có đầy đủ trang bị phòng hộ cá nhân, dụng cụ chuyên dùng, mặt nạ phòng độc, phương tiện cấp cứu sẵn có tại chỗ.

2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản: Thíêt bị chứa là thép được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra cấp phép sử dụng, không được để  phơi nắ ng, nơi có nhiệt độ cao quá 40oc, có hệ thống xử lý sự cố, không để lẫn với các chất có tính axit, ăn mòn kim loại khác, chống va đập rơi đổ, có biển báo cần thiết.

PHẦN VIII: Kiểm soát tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân

1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết: Thông gió hoặc biện pháp giảm nồng độ hơi, khí trong khu vực làm việc.

2. Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc

- Bảo vệ mắt: dùng kính, mặt nạ  

- Bảo vệ thân thể: mặc quần áo BHLĐ

- Bảo vệ tay: đi găng tay

- Bảo vệ chân: đi giày hoặc ủng                                                                       

3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố: mặt nạ phòng độc, quần áo chống thấm, găng tay cao su, ủng hoặc bộ quần áo chùm người có trang bị bình dưỡng khí ….
4. Các biện pháp vệ sinh : tắm rửa vệ sinh thân thể sau khi tiếp xúc với hóa chất, tẩy rửa quần áo nhiễm bẩn

PHẦN IX: Đặc tính hóa lý

Trạng thái vật lý
Điểm sôi (0C): -34,1
Màu sắc: vàng lục
Điểm nóng chảy (0C):  -101,0
Mùi đặc trưng: hắc, sốc, khó chịu
Điểm bùng cháy (0C) (Flash point) theo phương pháp xác định: không phù hợp
Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: 2859,12
Nhiệt độ tự cháy (0C): không phù hợp
Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn: 3,3172 kg/m3
Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí): không phù hợp
Độ hòa tan trong nước : 21,5g/lít
Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí): không phù hợp
Độ pH: không phù hợp
Tỷ lệ hoá hơi: 100%
Khối lượng riêng d20 (kg/m3): 1408,5
Các tính chất khác (nếu có )

PHẦN X: Tính ổn định và khả năng phản ứng

1. Tính ổn địnhỔn định cao    
2. Khả năng phản ứng:
- Phản ứng phân hủy và sản phẩm của phản ứng phân hủy: chưa có thông tin
- Các phản ứng nguy hiểm (ăn mòn, cháy, nổ, phản ứng với môi trường xung quanh): ăn mòn kim loại, phản ứng với hầu hết các kim loại giải phóng Hydrro có thể gây cháy nổ, hòa tan trong nước tạo thành nước clo có tính axit ăn mòn, phản ứng với các chất kiềm tỏa nhiều nhiệt.   
- Các chất có phản ứng sinh nhiệt, khí độc hại, các chất không bảo quản chung..: Các kim loại,chất kiềm, H2
- Phản ứng trùng hợp:  chưa có thông tin
PHẦN XI: Thông tin về độc tính
Tên thành phần
Loại ngưỡng
Kết quả
Đường tiếp xúc
Sinh vật thử

Chlorine
LD50

Chưa có thông tin



LC50
137 ppm
Hô hấp

Chuột

LC50
293 ppm
Hô hấp

Mèo

1. Các ảnh hưởng mãn tính với người: Không được phân loại là chất gây ung thư theo OSHA, ACGIH
2. Các ảnh hưởng độc khácCho vi sinh vật và môi trường

PHẦN XII: Thông tin về sinh thái môi trường

1. Độc tính với sinh vật
Tên thành phần
Loài sinh vật
Chu ký ảnh hưởng
Kết quả
Cl2
Các loài
Ngay
 
2. Tác động trong môi trường
- Mức độ phân hủy sinh học:chưa có thông tin
- Chỉ số BOD và COD:chưa có thông tin
- Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học:chưa có thông tin
- Mức độc tính của sản phẩm phân hủy sinh học: chưa có thông tin

PHẦN XIII: Biện pháp và quy định về tiêu hủy hóa chất

1. Thông tin quy định tiêu hủy:chưa có thông tin

2. Xếp loại nguy hiểm của chất thải : chưa có thông tin

3. Biện pháp tiêu hủy: Dùng các chất kiềm xử lý tạo ra các muối trung hòa không độc   

4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý: Các muối và nước không độc hại

PHẦN XIV: Quy định về vận chuyển

Tên quy định

Số UN

Tên vận chuyển đường biển

Loại, nhóm , hàng nguy hiểm

Quy cách đóng gói

Nhãn vận chuyển

Thông tin bổ sung

Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của Việt Nam:
-  Nghị định số 104/2009/NĐ-CP
ngày 09/11/2009 của CP quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng  nguy  hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
-  Nghị định số 29/2005/NĐ-CP
ngày 10/3/2005 của CP quy định
Danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

1017

 

6.1+ 8

 

 

Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế của EU, USA...

1017

 

6.1+ 8

 

 

 

PHẦN XV: Thông tin về luật pháp

1. Tình trạng khai báo, đăng ký ở các quốc gia khu vực trên thế giới: chưa có thông tin

2. Phân loại nguy hiểm theo quốc gia khai báo, đăng ký : chưa có thông tin

PHẦN XVI: Thông tin khác

Ngày tháng biên soạn phiếu: 01-8-2007
Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất: 01 tháng 8 năm 2012
Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo: Công ty Cổ phần Hóa chất Việt trì
Lưu ý người đọc:
      Những thông tin trong phiếu an toàn hoá chất này được biên soạn dựa trên các kiến thức hợp lệ và mới nhất về hoá chất nguy hiểm và phải được sử dụng để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tai nạn, tuy nhiên chúng tôi không thể đảm bảo cho sự an toàn một cách tuyệt đối. Hoá chất nguy hiểm trong phiếu này có thể có những tính chất nguy hiểm khác tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng và tiếp xúc. Trách nhiệm của người  sử dụng là phải biết áp dụng, xác định những thông tin cần thiết và sử dụng chúng thật thận trọng trong từng mục đích.


                                                                                                                                                           
                                                                                                                            






























Hướng dẫn bổ sung:
1. Những thông tin có kèm theo từ “nếu có” được biên soạn tuỳ theo điều kiện cụ thể không hàm ý bắt buộc.
2. Phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết vào các mục trong phiếu.
3. Trường hợp không có thông tin, ghi cụm từ “chưa có thông tin”
4. Trường hợp thông tin không phù hợp, ví dụ một chất rắn không bay hơi nên không có thông số áp suất hoá hơi, ghi cụm từ “không phù hợp”
5. Trường hợp các thông tin có sẵn chỉ ra mức độ không nguy hiểm tương ứng với mục từ cần ghi, ghi cụ thể, rõ ràng thông tin chỉ ra tính chất không nguy hiểm theo phân loại của tổ chức nhất định; ví dụ: thông tin về ảnh hưởng mãn tính, ghi “không được phân loại là chất gây ung thư theo OSHA, ACGIH...”.
6. Đơn vị đo lường sử dụng trong phiếu áp dụng theo quy định của pháp luật.
7. Cách ghi hàm lượng thành phần
- Không bắt buộc ghi chính xác hàm lượng thành phần, chỉ cần ghi khoảng nồng độ của thành phần theo quy tắc sau:
a) Từ 0.1 đến 1 phần trăm;
b) Từ 0.5 đến 1,5 phần trăm;
c) Từ 1 đến 5 phần trăm;
d) Từ 3 đến 7 phần trăm;
đ) Từ 5 đến 10 phần trăm;
e) Từ 7 đến 13 phần trăm;
g) Từ 10 đến 30 phần trăm;
h) Từ 15 đến 40 phần trăm;
i) Từ 30 đến 60 phần trăm;
k) Từ 40 đến 70 phần trăm;

l) Từ 60 đến 100 phần trăm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét