Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Cách xử lý sự cố bình clo rò rỉ

Trong công nghệ xử lý nước sinh hoạt với quy mô lớn trong nước ta hiện nay việc sử dụng khí Clo hóa lỏng trong công tác ô xy hóa sơ bộ hoặc trong khử trùng nước trước khi đưa vào mạng lưới cấp nước là khá phổ biến.
Cách xử lý sự cố bình clo rò rỉ
Công nghệ sử dụng khí Clo là một trong các công nghệ lâu đời đến nay vẫn được áp dụng bởi những ưu điểm nổi trội:
-         Có thể xử lý nước ở quy mô lớn
-         Giá thành rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm khác cùng chức năng
-         Dễ sử dụng
Hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam lượng Clo tồn dư trong đường ống ở cuối mạng rơi vào từ 0,3mg/l – 0,5 mg/l  (QCVN 01-2009-BYT). Do đó ở đầu mạng lưới, nhà máy nước sạch thường châm vào hàm lượng từ 0,8mg/lít – 1,0 mg/lít
Việc sử dụng Clo khí hóa lỏng còn được thực hiện trong các công tác thau rửa đường ống rất hiệu quả.
Tuy nhiên về mặt kỹ thuật còn có những trở ngại hạn chế và chưa thực sự an tâm khi sử dụng Clo khí hóa lỏng.
-         Đối với các trạm cấp nước có quy mô nhỏ
-         Yêu cầu cao trong chuyên chở và bảo quản
-         Sử lý sự cố khi liên quan đến rò rỉ Clo ra ngòai.
Hiện nay theo chúng tôi các nhà máy cấp nước có quy mô lớn thường xây dựng nhà chứa Clo riêng biệt, an toàn với các biện pháp phòng chống rò rỉ. Chúng tôi xin phân tích một số biện pháp như sau
1. Xử lý rò rỉ Clo bằng giàn phun mưa
Giàn phun mưa được lắp đặt cho rất nhiều nhà trạm Clo của các nhà máy nước trên toàn quốc. Đây được cho là một giải pháp đơn giản, tiết kiệm dễ vận hành tuy nhiên về mặt kỹ thuật còn nhiều nhược điểm.
-         Cụ thể, để dập được lượng khí Clo phát tán từ các bình Clo loại 50 kg, 500 kg, hay 1000 kg. Lượng mưa cung cấp cần phải đủ cường độ 10m3/m2/giờ. Điều này gây tổn thất chi phí lớn về mặt nước sạch khi muốn dập tắt được lượng Clo rò rỉ trong khoảng thời gian dài.
-         Khi phun mưa vào lượng Clo đang rò rỉ sẽ xảy ra phản ứng sau:
     Cl2 +  H2O = HCL + HOCL  -> H+ + OCL- + CL-
Khi đó một lượng lớn axit HCL yếu sẽ phát tán ra ngòai môi trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến xung quanh. Việc xử lý một lượng nước lớn axit yếu này gây hậu quả tốn kém.
2. Xử lý rò rỉ Clo bằng dung dịch nước vôi
Một số nhà máy nước hiện nay áp dụng biện pháp này khi cho xây dựng ngay dưới nhà trạm Clo một thùng vôi lớn. Trong trường hợp Clo rò rỉ, van an toàn được mở ra và toàn bộ bình Clo đang rò lập tức được đánh tụt xuống thùng vôi và chờ xử lý tiếp.
Đây được coi là một trong các biện pháp tiết kiệm, an toàn về mặt kỹ thuật tuy nhiên không đơn giản trong vận hành. Bởi lẽ hệ thống cơ khí phục vụ cho công tác này cần duy tu bảo dưỡng và thử nghiệm thường xuyên để hoạt động đúng công năng khi có sự cố xảy ra.
3. Xử lý rò rỉ Clo bằng tháp trung hòa Clo
Đây được coi là một trong các biện pháp tối ưu hiện nay và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Việc sử dụng tháp trung hòa Clo không những mang lại hiệu quả kỹ thuật cao, còn tiết kiệm chi phí cho mỗi lần rò rỉ. Hệ thống tháp trung hòa thường được thiết kế và vận hành tự động đáp ứng tiêu chuẩn an toàn 24/24 liên tục.
Tuy nhiên để tránh được sự cố Clo rò rỉ chúng tôi xin đưa ra một số biện pháp kiểm tra và phòng tránh ở phần 2 của bài viết này.
4.  Rò rỉ từ thiết bị châm Clo: Điều này có thể khắc phục bằng cách sử dụng các thiết bị châm chính hãng chuyên dụng cho công tác châm Clo, lắp đặt thiết bị một cách cẩn thận tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật lắp đặt.
5.  Rò rỉ từ các mối nối: Khi lắp đặt nên theo quy trình tuần tự từ đầu đến cuối theo sách hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị, kiểm tra các mối nối thật kín khít. Trước khi đưa vào sử dụng nên thử lại bằng dung dịch ammoniac để phát hiện khí Clo rò rỉ nếu có. Sau khi lắp đặt xong nên quay van đầu bình ra ¼ siết lại ngay và kiểm tra các mối nối. Nếu an toàn thì sau tất cả các công đoạn trên thì đưa thiết bị vào sử dụng bình thường.
6.  Rò rỉ từ các roăng đệm: Do lâu ngày sử dụng các roăng đệm chì có thể bị lão hóa, do đó mỗi lần thay bình là nên thay kèm cả roăng đệm chì. Điều này sẽ giúp thiết bị hoạt động tốt và an toàn.
7.  Rò rỉ từ thao tác: Các thao tác thay bình chứa Clo, tháo lắp thiết bị nhân viên kỹ thuật nên sử dụng thiết bị bảo hộ chuyên dụng để ứng phó với các tình huống nhanh. Trong tình huống rò rỉ Clo bộ thiết bị chuyên dụng có thể bảo vệ người vận hành trong thời gian tối đa là 10 phút để thao tác xử lý.
8.  Rò rỉ từ hỏa hoạn: Trong các nguyên nhân thì đây là nguyên nhân nguy hiểm hơn cả bởi khi hỏa hoạn xảy ra nhiệt độ trong nhà trạm Clo vượt qua 71oC sẽ xảy ra rò rỉ mạnh do các van đầu bình dễ bị hỏng. Do vậy công tác phòng cháy chữa cháy trong nhà trạm cần được lưu tâm triệt để.
Trong trường hợp người vận hành bị nhiễm khí Clo cần lập tức đưa người bệnh ra chỗ thoáng mát, tháo lỏng dây thắt lưng, cho thở không khí có chứa một lượng nhỏ amoniắc hoặc có thể dùng cồn 90 độ với amoniắc, có thể làm hô hấp nhân tạo nếu cần thiết sau đó chuyển ngay đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Trên đây là các nguyên nhân có thể gặp trong rò rỉ và biện pháp phòng tránh, tuy nhiên biện pháp phù hợp nhất để xử lý sự cố rò rỉ vẫn là thiết bị trung hòa khí Clo. Do vậy để bảo đảm an toàn về tính mạng con người, tài sản thiết bị, môi trường xung quanh thì cần lắp đặt hệ thống này cho nhà trạm Clo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét