Trong suốt quá trình hình thành ý tưởng, việc đóng sập cửa với bất kỳ ý tưởng nào có thể ngăn bạn tìm ra những ý tưởng hay.
Khuyến khích nhân viên tạo ra ý tưởng |
Đối với bất kỳ tổ chức nào muốn phát triển, trở nên vĩ đại, yếu tố then chốt là động lực sáng tạo. Nhiều người nhầm tưởng rằng động lực này đến từ những nhà lãnh đạo đứng đầu tổ chức. Tuy nhiên các công ty sáng tạo như Google hay Facebook đều tạo môi trường để ý tưởng sáng tạo có thể nảy sinh từ bất kỳ thành viên nào của tổ chức. Ở đó mỗi cuộc họp không chịu sự điều khiển của nhà lãnh đạo chuyên quyền hay “đầu trường” để người này lấn át người kia mà là sự hợp tác để cùng tạo ra sự tiến bộ.
Theo tác giả nổi tiếng của các bộ sách lãnh đạo John C.Maxwell, để tổ chức tìm ra được những ý tưởng hay, sáng tạo những người lãnh đạo cũng như các thành viên cần đảm bảo 6 điều kiện sau.
1. Lắng nghe tất cả các ý tưởng
Nhà toán học kiêm triết gia Alfred North Whitehead từng nói: “Hầu hết các ý tưởng mới đều có khía cạnh ngớ ngẩn nào đó khi được nghĩ ra lần đầu”. Trong suốt quá trình hình thành ý tưởng, việc đóng sập cửa với bất kỳ ý tưởng nào có thể ngăn bạn tìm ra những ý tưởng hay.
Tuy nhiên phần lớn mọi người đều ngại chia sẻ ý tưởng của mình vì nhiều lý do thế nhưng trong một tổ chức cùng nhau suy nghĩ sẽ nhanh chóng hơn, đổi mới hơn và có giá trị lớn hơn là suy nghĩ một hình. Maxwell cho rằng điều quan trọng nhất là suy nghĩ vĩ đại sẽ nảy sinh khi những suy nghĩ hay được chia sẻ trong môi trường hợp tác, nơi mà mọi người đóng góp, định hình và đưa chúng lên một tầm cao mới.
2. Không bao giờ bằng lòng với 1 ý tưởng
Bản chất của những nhà lãnh đạo là người thiên về hành động, họ muốn tiến lên, biến điều gì đó thành hiện thực. Vì vậy các nhà lãnh đạo thường bằng lòng quá sớm với một ý tưởng và vận dụng ngay lập tức. Họ muốn “chiếm quả đồi” hay giành lợi thế nhưng vấn đề là nhiều khi họ giành hết sức để lên tới đỉnh đồi rồi nhận ra rằng đấy không phải quả đồi chiến lược.
3. Tìm ý tưởng ở những nơi bất thường
Nếu bạn chỉ chờ đợi ý tưởng xuất hiện trong những cuộc họp thảo luận của tổ chức thì khó có thể tìm ra được những ý tưởng hay. Những người sáng tạo luôn nghĩ đến và tìm kiếm ý tưởng ở bất kỳ đâu. Khi đọc váo, xem phim, giải trí hay lắng nghe đồng nghiệp, họ luôn tìm kiếm các ý tưởng hoặc những bài thực hành để cải thiện công việc và năng lực lãnh đạo. Hãy tìm kiếm bởi hiếm khi một ý tưởng hay lại tìm đến bạn.
4. Không để cá tính lu mờ mục đích
Khi một người bạn không ưa hay không tôn trọng đề xuất một điều gì đó, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Khả năng rất lớn là bạn gạt đi. Thế nhưng đôi khi điều họ nghĩ ra lại là những ý tưởng không tồi mà bạn có thể sẽ bỏ lỡ. Đừng để tính cách của một đồng nghiệp khiến bạn không thấy được mục tiêu lớn hơn, gia tăng giá trị cho tập thể và giúp đỡ tổ chức phát triển.
Nếu điều đó có nghĩa là lắng nghe ý kiến của những người bạn không có mối hữu hảo, hay tệ hơn là có xích mích trong quá khứ, hãy đối mặt với nó. Hãy dẹp kiêu hãnh của bạn sáng một bên và lắng nghe. Trong trường hợp bạn bỏ ý tưởng của người khác, hãy đảm bảo rằng bạn không chấp nhận ý tưởng chứ không phải con người.
5. Bảo vệ những người sáng tạo và ý tưởng của họ
Các ý tưởng là thứ dễ vỡ. Nó có thể bị giết chết bởi một nụ cười khẩy, châm chọc hay thái độ thờ ơ, cái nhíu mày của nhân vật quan trọng. Chính vì vậy để tổ chức luôn có động lực nảy sinh những ý tưởng mới, sáng tạo, người lãnh đạo cần biết cách bảo vệ để chúng có cơ hội xuất hiện.
6. Không tự ái khi bị bác bỏ ý tưởng
Trong một cuộc họp không có gì khó chịu và khiến một người tự ái bằng việc bác bỏ đi ý tưởng của họ. Tuy nhiên cũng có lúc bạn cần đừng tự ái khi bị rơi vào hoàn cảnh này bởi chúng ta thường nghĩ rằng ý tưởng của mình là hay nhất nhưng trong con mắt khách quan chưa hẳn điều đó đã là tối ưu. Trong trường hợp này, lắng nghe ý kiến từ những người khác sẽ đem lại lợi ích. Việc say mê với công việc, sẵn sàng đứng lên bảo vệ ý kiến của bạn là điều quan trọng nhưng đôi khi cũng biết cần thỏa hiệp.
Để trở thành một tập thể sáng tạo, phát triển là quá trình dài và thực hành không ngừng nghỉ của tất cả mọi người từ nhân viên, lãnh đạo cấp trung cho tới lãnh đạo cấp cao. Việc rèn luyện này khó khăn nhưng nếu làm được nó sẽ đem lại cho bạn những kết quả to lớn.
Thảo Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét