Giá nước sinh hoạt tại Hà Nội tăng nhiều lần, nhưng theo nhiều chuyên gia, chất lượng dường như không thay đổi. Trong khi đó, nhiều loại chất độc hại trong nước với hàm lượng vượt nhiều lần mức cho phép chưa được chủ động loại bỏ; đường ống vỡ liên tục khiến hàng vạn hộ dân luôn nơm nớp lo lắng.
Để cung cấp nước sạch cho người dân, hàng loạt nhà máy xử lý nước được đầu tư xây dựng, nhưng đa phần vẫn áp dụng công nghệ lọc có hơn 100 năm nay. Trong nước có hàm lượng độc tố quá mức cho phép khiến người dân lo mắc bệnh hiểm nghèo.
Nhiều độc tố vượt mức cho phép nhiều lần
Trao đổi với PV Tiền Phong, GS.TS Phạm Hùng Việt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết: Các mẫu xét nghiệm cho thấy, nước đã qua xử lý vẫn có tỷ lệ nhiễm asen (thạch tín), mangan, clo dư… vượt nhiều lần tiêu chuẩn của cả Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Dù ý thức đảm bảo chất lượng nước tại các nhà máy đã được nâng cao, như đào giếng sâu thay cho giếng nông, thay nước ngầm bằng nước mặt sông Đà…
“Tuy nhiên, chỉ riêng nước tại Nhà máy nước Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) đạt được tiêu chuẩn về asen (dưới 0,01mg/lít). Trong khi đó, vẫn nhiều nơi nhiễm asen nặng như Nhà máy nước Pháp Vân, Nam Dư, Yên Phụ, Lương Yên, khu vực Thanh Trì… chưa được chủ động xử lý”, GS Việt nói. Tuy vậy, các trung tâm nghiên cứu rất khó tiếp cận nhà máy lấy mẫu nước đã qua xử lý để xét nghiệm do sự hợp tác của các nhà máy nước chưa tốt. Chỉ khi người dân đem mẫu tới nhờ xét nghiệm, kết quả không ít mẫu nước có asen vượt nhiều lần tiêu chuẩn.
Ngoài ra, nước sạch Hà Nội còn nhiễm nhiều loạt chất rắn như: Mangan, canxi, magie, bari… “Dù vậy, công nghệ xử lý hiện vẫn chưa có nhiều thay đổi so với thời Pháp: Dùng dàn phun mưa, lọc cát, khử trùng bằng clo. Cách này chủ yếu để loại sắt, qua đó may mắn loại được một phần asen (sắt hấp phụ asen trong quá trình ô xi hóa). Nước ta chưa áp dụng công nghệ chủ động loại bỏ các chất trên”, GS Việt nói.
Tuy vậy, cách lọc kể trên chỉ có tác dụng tốt với vùng nhiễm asen mức nhẹ, theo tỷ lệ 1- 7 (1 asen - 7 sắt), còn nhiễm asen nặng hơn sẽ không thể loại bỏ hết. Đặc biệt, GS Việt lo ngại phần clo còn dư sau khử trùng, khi gặp ô nhiễm hữu cơ lượng nhỏ (trong quá trình đưa nước tới các hộ dân) sẽ tạo những hợp chất nguy hại, như: Trihalometan, trihalogenmetan… “Những chất này dù lượng rất nhỏ, nhưng rất độc, giống thuốc sâu”, GS Việt khẳng định.
PGS. TS Trần Hồng Côn, Giảng viên khoa Hóa học (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội - người thực hiện “bản đồ” các vùng nước nhiễm asen tại Hà Nội) khẳng định: Công nghệ lọc tại Hà Nội đang áp dụng đa phần đều đã có từ cách đây hơn 1 thế kỷ. Chỉ nhà máy nước mới xây dựng ít năm gần đây như Gia Lâm, Cao Đỉnh... có thêm công đoạn xử lý mangan.
TS Côn cũng đặc biệt nghi ngại việc dùng clo để khử trùng. “Tại các nước phát triển, họ không còn dùng clo để khử trùng nữa, thay bằng ôzôn, tia cực tím… Tuy nhiên, công nghệ này tốn kém, giá thành cao, nước ta còn khó khăn nên vẫn dùng clo”, TS Côn nói. Theo ông, dù biết nước xử lý chưa an toàn, nhưng không thể đóng cửa nhà máy được. Vơi nước mặt sông Đà, theo TS Côn, an toàn hơn nước ngầm vì ít nhiễm các loại kim loại nặng. Tuy nhiên, tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn diễn ra nhiều ở khu vực thượng nguồn sông Đà, thủy ngân được dùng để tách vàng và đổ thẳng xuống sông. “Khi xét nghiệm nước mặt sông Đà, hàm lượng thủy ngân vượt từ 18-20 lần tiêu chuẩn cho phép. Nhưng tôi cũng không biết nhà máy xử lý thế nào”, TS Côn băn khoăn.
Lo phát tác bệnh hiểm nghèo
PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, nguyên Viện trưởng Y học Lao động (nhiều năm nghiên cứu các bệnh do sử dụng nước nhiễm asen) cho biết: Năm 2006, nghiên cứu tại 8 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam… Kết quả cho thấy, dù đã qua bể lọc cát, Hà Nội vẫn có 20% (số giếng khảo sát) nước không thể dùng vào việc gì do nhiễm asen quá cao, tiếp tới là Hà Tây (cũ) với 17%...
Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng, những vùng nước bị nhiễm asen, nhiều người dân có biểu hiện một số bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh ngoại vi (rối loạn mạch, rối loạn cảm giác); bệnh lý ngoài da liên quan tới asen (dày sừng, rối loạn sắc tố da ở tay, chân, lưng); rối loạn thai sản (sẩy thai, sinh con thiếu tháng, sinh con thiếu cân); rối loạn tiêu hóa…
Đặc biệt, nhóm phát hiện 60 trường hợp có biểu hiện bệnh mãn tính do asen, tổn thương da (tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, Hà Tây, Nam Định). “Chủ yếu do người dân chưa ý thức được mối nguy hiểm của asen, không có biện pháp lọc asen. Nhiễm nặng có thể dẫn tới tiểu đường, ung thư da, phổi, bàng quang…”, TS Hải cảnh báo.
Hiện, ông tiếp tục nghiên cứu về khả năng bà mẹ mang thai dùng nước nhiễm asen có thể dẫn tới rối loạn gen, nhiễm sắc thể di truyền sang con.
Với các nước tiên tiến, nước máy có thể uống trực tiếp vẫn an toàn, nhưng Việt Nam chưa làm được như vậy do công nghệ lọc nước vẫn dùng công nghệ cũ. Cả TS Nguyễn Khắc Hải, TS Trần Hồng Côn và GS Phạm Hùng Việt đều khuyên người dân nên tự sắm máy lọc nhỏ cho hộ gia đình, và chính gia đình các ông cũng tự sắm máy lọc nước cho nhà mình.
Tuy vậy, TS Côn khuyên người dân nên cân nhắc khi sử dụng máy lọc nước. Do công nghệ này tạo ra sản phẩm gần như nước tinh khiết, khiến người dùng thiếu các yếu tố vi lượng và khoáng chất. Ở cơ thể người, 50% các chất vi lượng và khoáng chất được lấy từ nước, một phần có thể được bổ sung từ thức ăn hằng ngày nhưng vẫn không thể đủ cho cơ thể. “Đòi hỏi nước sạch là đúng, giá tăng thì phải tăng chất lượng.
Muốn vậy phải không còn độc quyền, tăng cạnh tranh để người dân có quyền lựa chọn nhà cung cấp. Hiện người dân không còn lựa chọn, dù có biết không an toàn vẫn phải dùng”, TS Côn nói.
Việc loại các chất hữu cơ có thể dùng than hoạt tính thay cho clo để an toàn hơn (như các nước vẫn làm), nhưng tốn kém. “Tôi tin các ngành chức năng biết, nhưng chưa làm được”, GS Việt nói.
(Còn nữa)
Để cung cấp nước sạch cho người dân, hàng loạt nhà máy xử lý nước được đầu tư xây dựng, nhưng đa phần vẫn áp dụng công nghệ lọc có hơn 100 năm nay. Trong nước có hàm lượng độc tố quá mức cho phép khiến người dân lo mắc bệnh hiểm nghèo.
Nhiều độc tố vượt mức cho phép nhiều lần
Trao đổi với PV Tiền Phong, GS.TS Phạm Hùng Việt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) cho biết: Các mẫu xét nghiệm cho thấy, nước đã qua xử lý vẫn có tỷ lệ nhiễm asen (thạch tín), mangan, clo dư… vượt nhiều lần tiêu chuẩn của cả Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Dù ý thức đảm bảo chất lượng nước tại các nhà máy đã được nâng cao, như đào giếng sâu thay cho giếng nông, thay nước ngầm bằng nước mặt sông Đà…
“Tuy nhiên, chỉ riêng nước tại Nhà máy nước Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) đạt được tiêu chuẩn về asen (dưới 0,01mg/lít). Trong khi đó, vẫn nhiều nơi nhiễm asen nặng như Nhà máy nước Pháp Vân, Nam Dư, Yên Phụ, Lương Yên, khu vực Thanh Trì… chưa được chủ động xử lý”, GS Việt nói. Tuy vậy, các trung tâm nghiên cứu rất khó tiếp cận nhà máy lấy mẫu nước đã qua xử lý để xét nghiệm do sự hợp tác của các nhà máy nước chưa tốt. Chỉ khi người dân đem mẫu tới nhờ xét nghiệm, kết quả không ít mẫu nước có asen vượt nhiều lần tiêu chuẩn.
Người Hà Nội đối mặt nguy cơ nước kém an toàn. Ảnh: Như Ý |
Tuy vậy, cách lọc kể trên chỉ có tác dụng tốt với vùng nhiễm asen mức nhẹ, theo tỷ lệ 1- 7 (1 asen - 7 sắt), còn nhiễm asen nặng hơn sẽ không thể loại bỏ hết. Đặc biệt, GS Việt lo ngại phần clo còn dư sau khử trùng, khi gặp ô nhiễm hữu cơ lượng nhỏ (trong quá trình đưa nước tới các hộ dân) sẽ tạo những hợp chất nguy hại, như: Trihalometan, trihalogenmetan… “Những chất này dù lượng rất nhỏ, nhưng rất độc, giống thuốc sâu”, GS Việt khẳng định.
Công nhân vận hành trạm bơm Trúc Bạch. Ảnh: Như Ý |
“Asen thực chất chưa có một chủ định xử lý”, TS Côn nói. Theo ông, khi lấy nước tại hộ dân xét nghiệm, tỷ lệ asen thường không ổn định. Những năm 1998-2000, tỷ lệ asen cao hơn khoảng 30% so với tiêu chuẩn; khảo sát gần đây có giảm, nhưng có mẫu cao hơn gấp 8 lần tiêu chuẩn, phổ biến là gấp 2-5 lần. Do sau mỗi lần cát được rửa, lượng sắt kết tủa chưa nhiều, hạn chế khả năng hấp phụ asen, khi đó lượng asen trong nước thành phẩm tăng lên, và ngược lại. “Nhiễm asen nặng có thể dẫn tới tiểu đường, ung thư da, phổi, bàng quang…”. PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, Viện Y học Lao động |
Lo phát tác bệnh hiểm nghèo
PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, nguyên Viện trưởng Y học Lao động (nhiều năm nghiên cứu các bệnh do sử dụng nước nhiễm asen) cho biết: Năm 2006, nghiên cứu tại 8 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam… Kết quả cho thấy, dù đã qua bể lọc cát, Hà Nội vẫn có 20% (số giếng khảo sát) nước không thể dùng vào việc gì do nhiễm asen quá cao, tiếp tới là Hà Tây (cũ) với 17%...
Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng, những vùng nước bị nhiễm asen, nhiều người dân có biểu hiện một số bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh ngoại vi (rối loạn mạch, rối loạn cảm giác); bệnh lý ngoài da liên quan tới asen (dày sừng, rối loạn sắc tố da ở tay, chân, lưng); rối loạn thai sản (sẩy thai, sinh con thiếu tháng, sinh con thiếu cân); rối loạn tiêu hóa…
Đặc biệt, nhóm phát hiện 60 trường hợp có biểu hiện bệnh mãn tính do asen, tổn thương da (tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, Hà Tây, Nam Định). “Chủ yếu do người dân chưa ý thức được mối nguy hiểm của asen, không có biện pháp lọc asen. Nhiễm nặng có thể dẫn tới tiểu đường, ung thư da, phổi, bàng quang…”, TS Hải cảnh báo.
Hiện, ông tiếp tục nghiên cứu về khả năng bà mẹ mang thai dùng nước nhiễm asen có thể dẫn tới rối loạn gen, nhiễm sắc thể di truyền sang con.
Một bệnh nhân bị dày sừng, rối loạn sắc tố da do dùng nước nhiễm asen (thạch tín). (Ảnh do PGS.TS Nguyễn Khắc Hải cung cấp) |
Tuy vậy, TS Côn khuyên người dân nên cân nhắc khi sử dụng máy lọc nước. Do công nghệ này tạo ra sản phẩm gần như nước tinh khiết, khiến người dùng thiếu các yếu tố vi lượng và khoáng chất. Ở cơ thể người, 50% các chất vi lượng và khoáng chất được lấy từ nước, một phần có thể được bổ sung từ thức ăn hằng ngày nhưng vẫn không thể đủ cho cơ thể. “Đòi hỏi nước sạch là đúng, giá tăng thì phải tăng chất lượng.
Muốn vậy phải không còn độc quyền, tăng cạnh tranh để người dân có quyền lựa chọn nhà cung cấp. Hiện người dân không còn lựa chọn, dù có biết không an toàn vẫn phải dùng”, TS Côn nói.
Việc loại các chất hữu cơ có thể dùng than hoạt tính thay cho clo để an toàn hơn (như các nước vẫn làm), nhưng tốn kém. “Tôi tin các ngành chức năng biết, nhưng chưa làm được”, GS Việt nói.
(Còn nữa)
Theo Nhóm PV (Tiền Phong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét