1. Nguồn nước ngầm được bơm từ giếng khoan dẫn trực tiếp về trạm xử lý. Nước ngầm đi vào hệ thống tháp làm thoáng tải trọng cao. Đường kính tháp 800 mm; cao 3600 mm. Tại đây diễn ra một số quá trình xử lý cơ bản sau:
+ Ô xy được lấy từ không khí xung quanh tháp qua các cửa hút khí. Tháp được cấu tạo gồm nhiều sàn va đập tiếp túc, có tác dụng xé tan dòng nước và tạo ra bề mặt tiếp xúc lớn với Ô xy.
+ Phần lớn hàm lượng Sắt (Fe) và Mangan (Mn) hóa trị II bị ô xy hóa tạo thành các hợp chất Fe hóa trị III, và Mn hóa trị IV. Đây là những chất rất dễ lắng.
+ Khử khí CO2 nâng cao trị số PH của nước để đẩy nhanh quá trình ô xy hóa và thủy phân Sắt, Mangan.
+ Làm giàu Ô xy để tăng thế Ô xy hóa khử của nước, khử các chất bẩn ở dạng khí hòa tan trong nước.
2. Nước thô từ tháp làm thoáng cao tải được dẫn sang ngăng phản ứng tạo bông kết hợp bể lắng. Thông qua bộ phân phối tạo xoáy kết hợp với việc châm hóa chất keo tụ và Polymer (chất có khả năng dính kết các cặn lơ lửng trong nước), hỗn hợp nước, hóa chất chuyển động xoáy va đập tiếp xúc với nhau và hình thành nên các hạt bông keo tụ có trọng lượng lớn dần và lắng dễ dàng xuống đáy bể lắng.
3. Nước trong phía trên mặt bể lắng được thu và dẫn sang bể lọc nhanh. Tại đây, các chất lơ lửng khó lắng, một phần hàm lượng Fe, Mn và các thành phần khác được loại bỏ hoàn toàn. Lớp vật liệu lọc sử dụng là cát thạch anh kích cỡ hạt 0.9 – 1.6 mm, độ dày lớp cát 1.2 m; lớp sỏi đỡ cỡ hạt 2 – 4 mm, độ dày lớp 200 mm. Nước sạch được thu bởi hệ chụp lọc lắp đặt đều trên toàn bộ diện tích đáy bể lọc.
Định kỳ tiến hành xúc rửa làm sạch vật liệu lọc. Qúa trình rửa được thực hiện theo phương pháp khí và nước kết hợp. Lớp vật liệu lọc được làm sạch và tiến hành các chu trình lọc tiếp theo.
4. Nước sạch từ bể lọc được gom bằng đường ống dẫn về bể chứa. Tiến hành châm Clo khử trùng ngay tại đầu xả nước vào bể. Nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống sinh hoạt (QCVN 01/2009/BYT).
Nước sạch từ bể được hệ bơm cấp II, công suất 30 kW bơm cấp vào mạng phân phối đến các điểm tiêu thụ nước trong toàn khu công nghiệp.
5. Xử lý bùn cặn
- Bùn tại bể lắng đứng định kỳ được xả vào bể chứa bùn thông qua van điều chỉnh
- Bùn tại bể chứa được bơm bùn chìm công suất 1.8 Kw bơm lên sân phơi bùn
6. Hệ thống điện điều khiển tự động hóa
- Thiết bị hoạt động trong trạm có thể được điều khiển bằng chế độ hoàn toàn tự động hoặc bằng tay thông qua kết nối với màn hình máy tính.
7. Hệ thống hóa chất – hệ thống đường ống công nghệ
- Hệ thống hóa chất gồm bình pha D1000 vật liệu bồn Composite, động cơ khuấy công suất 075kw. Bơm định lượng hóa chất lưu lượng 50 lít/h, công suất 0.2 kw
- Hệ thống đường ống, công nghệ, van tê cút
8. Chạy thử hệ thống – Đào tạo vận hành – Chuyển giao công nghệ
Với những tính chất nguồn nước ngầm tại khu công nghiệp, thiết kế đã phân tích và lựa chọn phương pháp xử lý với dây truyền công nghệ xử lý bao gồm các công đoạn sau:
+ Tháp làm thoáng tải trọng cao – Ôxy hóa Sắt và Mangan
+ Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng trung tâm
+ Bể lọc nhanh
Hạng mục thiết bị công nghệ lắp đặt cho trạm xử lý gồm
+ Hệ thống bơm cấp II, lưu lượng 150 m3/h; công suất 30 Kw
+ Máy thổi khí rửa lọc Longtech – Đài Loan; công suất 15 kW
+ Hệ thống khuấy hóa chất 0.75 kW, bơm hóa chất 50 lít/h – Italia
+ Hệ bơm bùn đặt chìm HOMA – Đức, công suất 1.8 Kw
+ Bơm nước kỹ thuật công suất 1.1 Kw – Đức
+ Thiết bị định lượng Clo kiểu chân không 0 – 1 kg/h, xuất xứ - Mỹ
+ Bình Clo loại 50 kg
+ Toàn bộ hệ đường ống, van tê cút đấu nối công nghệ
+ Hệ thống điện điều khiển tự động hóa toàn bộ thiết bị trạm xử lý
Cung cấp bởi:
Cảm ơn Admin đã chia sẻ bài viết hữu ích
Trả lờiXóamáy bơm Pentax | máy bơm Wilo | máy bơm Lepono | Giá máy bơm Panasonic | Giá máy bơm NTP | máy bơm DAB | giá máy bơm hỏa tiễn | máy hút sâu 30m